Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Có một Đà Lạt của Đà Nẵng

a Sau tám tiếng đồng hồ luồn rừng mệt nhoài, tôi đã chinh phục được đỉnh cao lên đến một vùng đất bằng phẳng khoảng 10ha. Chính nơi đây là một thị trấn nghỉ mát xưa, giờ đây chỉ còn là phế tích. Tôi miên man nghĩ về Bà Nà - mùa xuân của nước Pháp - như những người từng phát hiện ra nó ngợi ca. Hoặc Bà Nà là Đà Lạt của Đà Nẵng, như cách ví von của tôi, do chân ngắn quá không đi được nhiều nơi để có cái mà so sánh: tôi chỉ thấy như Đà Lạt là sướng lắm rồi. Lúc ở độ cao khoảng 1000m, mới có 16h, nhiều người đã phải lấy áo ấm ra mặc.

Lên Bà Nà hiện nay bạn nhìn thấy gì? Chẳng còn gì ngoài một chút hoài niệm. Này đây, bến xe một thời nhộn nhịp, những chuyến xe nối lên mạn ngược, miền xuôi, tạo đường dây thông tin, làm cho khu nghỉ biệt lập nhưng gần gũi đời thường. Này đây, nhà hàng Morin, đêm đêm đèn màu lấp lánh, những điệu nhạc du dương, những đôi trai gái của một khu cư dân không sầm uất lại có điều kiện gặp nhau, thổ lộ tình yêu. Còn kia là nhà thờ, những buổi tinh mơ vang lên hồi chuông sớm mời gọi người cầu kinh chào ngày mới. Vâng, có nhiều nơi để viếng thăm lắm. Trập trùng, cao thấp trên 240 ngôi nhà, nằm rải rác trên những ngọn đồi, nay chỉ còn lại những nền đổ nát, gợi nhớ bóng dáng xưa.

Màn đêm buông xuống, ấy là lúc cái lạnh đồng hành, không phải là cái lạnh cắt da mà chỉ gây gây, đặc trưng của khí hậu ôn đới. Hãy nổi lửa lên ! Trước hết là sưởi ấm, sau đó trở về với thiên nhiên hoang dã. Dăm cốc rượu sẽ tăng vị đậm đà cho không khí giao lưu, để cùng nhau thức đến 21 giờ, đợi cho sương tan, nhìn về Đà Nẵng mới đẹp làm sao. Ít nhất là trong lúc này, bạn có cảm giác mình là chàng khổng lồ Gu-li-vơ, khi nhìn thấy một vùng non nước bao la bên dưới. Li ti như kiến là những toà nhà sáng ánh diện, những vệt sáng mảnh dẻ là những con đường. Lồng lộng nơi xa là biển cả, những dòng sông, những núi đồi bùng lên dưới ánh trăng vằng vặc như một bức hoạ màu nước cực lớn.

Chúng tôi giã từ Bà Nà lúc trời mưa tầm tã, vượt qua dốc cuối cùng, tức dốc đầu tiên lúc lên, được bà con địa phương đặt tên là dốc Dằn Mặt - vì mới đề pa đã gặp phải dốc rất dài, dựng đứng, làm người leo núi khiếp đảm ngay từ đầu. Phải chúi người để tụt dốc nên những đầu ngón chân tê dại. Cảm giác ê chề, rã rời vào những phút cuối ập đến, khiến ai cũng khao khát giây phút được thả ba lô, nằm xoải tay của một người hoàn thành nhiệm vụ làm sao! Nhưng kìa, những mái nhà, những ruộng lúa đã hiện ra. Đến đồng bằng rồi. Những mệt mỏi bỗng biến đâu mất. Tôi cởi áo mưa, tắm mình trong cơn mưa nặng hạt như tắm trong niềm thắng lợi chinh phục đỉnh cao. Tôi ngước đầu, độ ngược hết cỡ, đánh rơi cả mũ để nhìn lại hành trình mình đã đi qua. Thật là ngoài sức tưởng tượng. Cao cao quá! Đỉnh Bà Nà băng ngang giữa lưng trời, bềnh bồng, ẩn hiện trong mưa.

Bà Nà đang được quan tâm. Bà Nà đang được vén dần những lớp mây để phô ra vẻ diễm kiều với đời. Mai mốt đây, chắc là trong tương lai gần thôi, bạn sẽ lên Bà Nà không còn vất vả như tôi nữa. Nhưng cũng vì thế mà sẽ không có cảm giác thử sức mình, cảm giác chinh phục đỉnh cao của một tay du lịch Traking. Nên chăng có một lối cắt rừng với những dốc ngược nhất, dựng đứng nhất dành cho những chàng trai muốn chinh phục đỉnh cao 1.500m của khu du lịch Bà Nà?

Cầu Thuận Phước về đêm

Có thể nói như vậy về cầu Thuận Phước, cây cầu dây võng sắp được khánh thành vào ngày 19/7 tới đây. Nếu để mắt nhìn lên bản đồ thành phố Đà Nẵng, ta dễ dàng hình dung cả thành phố có dáng hình như một cái đầu rồng và cả bán đảo Sơn Trà như một viên ngọc quí được ngậm trong miệng của cái đầu rồng đó. Sơn Trà vẫn được coi là lá phổi xanh của thành phố, là một khu rừng cấm quốc gia với nhiều quần thể động thực vật quí hiếm. Một vùng cảnh quan hùng vĩ, vừa núi rừng, vừa biển cả luôn là niềm mơ ước cho bất cứ nhà đầu tư du lịch nào có đầu óc thực tế.
Cầu Thuận Phước là công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, đã được xây dựng bắc qua sông Hàn, nối liền quận Hải Châu với bán đảo Sơn Trà. Sau khi cây cầu hoàn thành, người Đà Nẵng hoàn toàn có thể tự hào về cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam (dài 1.850m, hơn cầu Mỹ Thuận 300m), được thiết kế với quy mô khẩu độ lớn, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao. Cầu có 2 trụ tháp cao 92m, cách nhau 405m, tĩnh thông thuyền 27,5 m, kết cấu với dầm hộp thép suốt toàn bộ nhịp treo dài 650m, chế tạo bằng công nghệ dầm tăng cứng theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng hơn cả, người dân Đà Nẵng đặt nhiều kỳ vọng vào cây cầu Thuận Phước bởi biết rõ muốn đánh thức được “giấc ngủ của nàng tiên Sơn Trà” phải dùng đến 'chiếc chìa khóa vàng' là chiếc cầu này. Chính vì vậy, sự dõi mắt ngày đêm cho từng diễn biến của việc xây dựng cầu Thuận Phước, sự mong mỏi đến ngày cây cầu hoàn thành là tâm lý chung của nhân dân thành phố trong những năm qua.
<

Không mong mỏi sao được khi cả một vùng bãi Bụt, bãi Rạng, bãi Nam… của bán đảo Sơn Trà với tuyến đường Sơn Trà-Điện Ngọc như một dải lụa mềm vắt qua những triền núi xanh mơ màng, đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng đón đợi cho những hoạt động du lịch vừa biển, vừa núi vô cùng sinh động, hấp dẫn. Một khu đô thị mới, những khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, các khách sạn, các tour du lịch sinh thái, du lịch lặn đã và đang được xây dựng tại khu Bán đảo Sơn Trà…thừa sức để biến nơi này thành một khu vực du lịch sinh thái tầm cỡ quốc tế. Mà đâu chỉ có Sơn Trà, đứng trên cầu Thuận Phước, phóng tầm mắt qua quận Hải Châu là có thể thấy ở góc độ đẹp nhất toàn cảnh khu đô thị quốc tế Đa Phước, tuyến đường Nguyễn Tất Thành, xa hơn là cầu Sông Hàn. Ông Kim Yong Moo - GĐ quản lý dự án Đô thị quốc tế Đa Phước cho biết, ông rất phấn khởi khi công trình này hoàn thành và dự đoán sẽ có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đến Đà Nẵng đầu tư ở các khu vực gần đây. Và như thế cầu Thuận Phước chẳng khác nào một viên nam châm tạo ra một từ trường mạnh để thu hút đầu tư vào Đà Nẵng. Bản thân cây cầu, với qui mô hoành tráng, được đầu tư tập trung kinh phí lớn, công nghệ cao cũng chính là một trong những điểm đến du lịch Đà Nẵng và có thể sẽ trở thành một biểu tượng sáng giá của thành phố đầu biển cuối sông này. Với ý nghĩa là chiếc chìa khóa thì cầu Thuận Phước là sự mở cửa để vào “nhà”, sắp xếp lại “căn nhà” chứ không thể vào để mà làm lộn xộn mọi thứ. Cho nên khi cây cầu hoàn thành, khi các hoạt động du lịch đã khởi động và tăng tốc thì chúng ta không thể không coi trọng đến việc bảo vệ tiềm năng du lịch mà trong đó Rừng Quốc gia Sơn Trà là vấn đề phải được đặt lên hàng đầu. Việc xây dựng các resort, các bãi tắm, các khu biệt thự cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, qui hoạch phát triển đồng bộ, đảm bảo duy trì cảnh quan thiên nhiên, môi trường trong sạch, nhất là các quần thể thiên nhiên. Ngoài việc tổ chức các khu du lịch cao cấp, cần bố trí những khu du lịch, điểm du lịch để thu hút khách nội địa và nhân dân thành phố đến vui chơi thưởng ngoạn. Có như vậy hòn ngọc quí bán đảo Sơn Trà sẽ ngày càng tỏa ra ánh sáng xanh diệu kỳ và xứng đáng là niềm kiêu hãnh của thành phố.


Những ngày này, công trình Cầu Thuận Phước đang đi vào giai đoạn hoàn tất. Toàn bộ công nhân, nhà đầu tư đang miệt mài ngày đêm với các công đoạn nước rút trên công trường. Để rồi đây, khi màn đêm buốn xuống, những ánh đèn từ chiếc Cầu Thuận Phước thắp sáng lung linh soi bóng xuống dòng sông, ánh sáng rực rỡ như thắp sáng thêm niềm tin, niềm hi vọng pha lẫn niềm tự hào của mỗi người dân thành phố.



Mây núi Hà Giang

Nắng trải vàng trên những thửa ruộng vừa gặt, bầu trời cao xanh trong, những đám mây trắng bồng bềnh như ôm lấy dãy núi xanh mờ xa xa. Đất trời Hà Giang vào thu thật đẹp.



big big world

10 hố lớn kỳ lạ nhất thế giới

10 hố lớn kỳ lạ nhất thế giới

Đa phần những chiếc hố khổng lồ hình thành trên trái đất do hoạt động khai thác mỏ của con người tạo ra, trong khi đó thiên nhiên cũng hình thành những hố tương tự.


1. Hố gas Darvaza - Turmenistan
Năm 1971, các nhà địa chất phát hiện mỏ khí ngầm ở vùng Darvaza. Trong khi khai thác, một vụ sập đã tạo ra chiếc hố khổng lồ. Để ngăn tình trạng khí độc giải phóng người đã đốt nó và đến nay hố gas Darvaza vẫn tiếp tục cháy, tạo ra cảnh tượng độc nhất vô nhị trên hành tinh.


2. Mỏ kim cương Kimberly - Nam Phi
Mỏ kim cương này còn được gọi là Big Hole được coi là chiếc hố nhân tạo lớn nhất thế giới. Từ năm 1866 đến năm 1914 đã có 50.000 công nhân làm việc tại đây bằng những dụng cụ thô sơ như cuốc và xẻng, khai thác tổng cộng 2.722 kg kim cương. Công trình này đang được đăng ký trở thành một di sản thế giới.



3. Đập Monticello - California
Con đập nằm ở hạt Napa của bang California (Mỹ) này được biết đến nhiều vì có đập tràn hình tròn khổng lồ.



4. Mỏ Bingham - Utah
Khu mỏ khai thác đồng ở hẻm Bingham thuộc dãy núi Oquirrh, bang Utah (Mỹ) có độ sâu tới 1,2 km và đường kính 4 km. Đây cũng là một trong những hố lớn nhất thế giới do con người tạo ra.

5. Hố xanh khổng lồ - Belize
Hố sụt ngầm dưới nước được mệnh danh là Great Blue Hole này nằm ngoài khơi Belize, thuộc vùng Trung Mỹ, được hình thành như một hang động đá vôi ở cuối thời kỳ băng hà.