Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

du lich Trieu son

I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Triệu sơn là vùng đất có nguồn tài nguyên phong phú, được mệnh danh là vùng đất Địa linh nhân kiệt. hiện nay huyện đang bảo tồn một kho tàng quý giá về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Những di sản này tạo nên tính đa dạng độc đáo của nền văn hóa Thanh hóa nói chung và của huyện Triệu sơn nói riêng. Tiến Nông là vùng đất không nằm ngoài những giá trị đó thắng cảnh vườn Cò là một thắng cảnh tự nhiên đẹp – một trong những điểm thu hút khách du lịch đến Triệu Sơn.
Nhắc đến làng Cò, xã Tiến Nông là nhắc đến một miền quê lam lũ, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây, mãnh đất địa linh nhân kiệt nơi đây đã sản sinh ra bao thế hệ yêu nước. Không chỉ có vậy đến với làng Cò chúng ta lại nghe lại những huyền thoại, truyền thuyết mà ông cha ta đã làm nên miền quê nghèo lịch sử này, trong đó không ai có thể quên được làng cò với những đàn cò trắng chiều chiều bay về hội tụ nơi đây, làm nên cảnh sắc thiên nhiên thật kỳ thú mà khó ai quên được khi đặt chân đến nơi đây.
Hình ảnh cánh cò cũng đã từng đi vào biết bao câu ca dao, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật trong lịch sử khi miêu tả về cái đẹp của thiên nhiên.
Ngoài giá trị tạo ra cảnh quan thiên nhiên đẹp kì diệu, cò còn là nguồn thực phẩm quí có hàm lượng đạm cao, không những thế, cò còn là con vật hữu ích có tác dụng giúp tiêu diệt những côn trùng gây hại mùa màng cho nhân dân.
Tuy nhiên hiện nay cò đang có nguy cơ giảm số lượng do nhiều nguyên nhân mà cơ bản là do ý thức của người dân chưa cao, sự quản lí còn chưa chặt chẽ của địa phương có đàn cò cư trú.
Từ những vấn đề trên mà tôi lựa chọn đề tài cho báo cáo trước đượt thực tập của mình là: “Nâng cao giá trị văn hóa – du lịch và nhận thức của người dân trong việc bảo vệ làng cò” từ việc ngiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về thắng cảnh của quê hương.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát , tìm hiểu về thắng cảnh vườn cò xã Tiến Nông
- Tìm hiểu lịch sử, thực trạng, ý nghĩa của Vườn Cò
-Đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm khai thác và bảo vệ Vườn Cò
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Tìm hiểu về thắng cảnh tự nhiên Vườn Cò của xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn.
* Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu của đề tài trong ranh giới hiện tại của xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, Thanh hóa
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
+ Phương pháp lịch sử
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp tổng hợp
- Nhóm nghiên cứu điều tra khảo sát.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến nay vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu một các khoa học và công phu về vấn đề này.
Một số tài liệu có liên quan, tới đối tượng này được nghiên cứu ở những góc độ khác nhau trong nhiều tài liệu.
- quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 1997 – 2010 ( UBND tỉnh Thanh Hóa, 1997).
- Địa chí thanh hóa (2000), NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội
- Địa chí thanh hóa (2004), tập 2, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội
- Lịch sử địa phương Thanh Hóa, tập 1, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội
6. Khái quát về cơ sở thực tập
Phòng văn hóa thông tin là một cơ sở trực thuộc ủy ban nhân dân huyện Triệu sơn. Nhiệm vụ của phòng là xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các công việc khi được ủy ban nhân dân huyện và sở văn hóa – thể thao – du lịch về các lĩnh vực sau:
1. Hoạt động thông tin cổ động
2. Hoạt động văn nghệ
3. Hoạt động đọc sách và mua sách
4. Hoạt động giáo dục và giữ gìn truyền thống
5. Hoạt động xây dựng nếp sống mới
6. Quản lí nhà nước về các hoạt động dịch vụ
Về tổ chức gồm có.
- Lãnh đạo có trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân huyện và trước giám đốc sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch.
- Biên chế cán bộ của phòng được ủy ban huyện biên chế như sau:
Trưởng phòng: Hoàng Năng Hùng
Phó phòng: Nguyễn Tài Tuệ
Chuyên viên quản lí mảng di tích: Vũ Thị Thúy Hằng
Chuyên viên quản lí văn hóa văn nghệ quần chúng: Nguyễn Thị Lan
Chuyên viên quản lí mảng làng văn hóa: Lê Thị Hải
Chuyên viên quản lí mạng:
Chuyên viên phụ trách thể dục thể thao: Lê Thị Nga

II. NỘI DUNG
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT TIẾN NÔNG
1. Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên – con người
1.1 Vị trí địa lí
Xã Tiến Nông được thành lập từ tháng 10 năm 1945. tiến nông là một vùng thuần nông thuộc vùng đồng bằng phía đông nam huyện Triệu Sơn. Từ thành phố Thanh hóa dọc theo quốc lộ 47 qua cầu thiều rẽ trái, xuôi theo đê sông Hoàng Giang 3 km sẽ đến biên giới phía bắc xã Tiến nông.
Tiến Nông ở khoảng 19045 vĩ tuyến bắc và 105040 kinh tuyến Đông.
Phía Bắc giáp xóm 1 xã Dân Lý
Phía nam giáp xóm 12 xã Khuyến Nông
Phía tây giáp xóm 2 xã Nông Trường
Phía đông giáp con sông Hoàng Giang
Con sôn là biên giới tự nhiên giữa Tiến Nông và xã Đông Ninh của huyện Đông Sơn.

1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Địa hình
Tiến Nông là một xã nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng và cũng là vùng đồng bằng và bán sơn địa của huyện Triệu Sơn.
Diện tích đất tự nhiên toàn xã: 5,55 km2.
Bình quân đất tự nhiên: 8962 / người
Diện tích đất hồ ao của xã có khoảng 16,2 ha.
Địa hình của Tiến Nông thuộc vùng cao nguyên Thanh Hóa nhưng lsf vùng tương đối trũng của vùng Triệu Sơn. Đây là vùng đất được tụ cư lâu đời. cũng như đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng Triệu Sơn nói chung và đồng bằng xã Tiến Nông nói riêng có độ dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Với địa hình như vậy tạo ra một diện tích hồ rộng lớn, là nơi cung cấp nguồn thức ăn cho con người, cung như các loài chim đến quần tụ nơi đây.
1.2.2. Khí hậu – Thủy văn – Sông ngoài
* Khí hậu
Tiến Nông nằm trong vung tiểu khí hậu đồng bằng, tổng nhiệt độ là: 8.5000c – 8.6000C/năm. Biên độ nhiệt độ 11- 120C/năm, biên độ nhiệt độ ngày 6 – 70C/ năm. Có 4 tháng: 1,2,3 và 12 nhiệt độ trung bình hoặc bằng 200C.
Mỗi năm có hai mùa rĩ rệt mùa khô từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, mùa mưa từ tháng 3 cho đến tháng 9 hàng năm.
Lượng mưa từ 1.580 – 1.900 mm/năm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. với khi hậu như vậy đã tạo thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi sinh sôi vsf phát triển.
*Thủy văn
Tiến Nông nằm trong vùng thủy nông sông Chu, chịu ảnh hưởng trực tiếp của sông hoàng Giang, sông Nhơm.
- Lượng mưa chảy và mùa lũ là: 118.106 m3, mùa khô là 20.106 m3. xã Tiến Nông có con sông lớn là sông Hoàng dài 81 km, bắt nguồn từ Sao vằng của huyện Thọ Xuân, sông Giang trước kia là đường giao thông, đ]ơngf thủy rất thuận tiện.
Ngoài ra xã còn có một hệ thống sông đó là Chi Giang 6 Nông Trương chảy qua kênh nam số 13 từ xóm 1,2 qua xom 9,8,7 đến xom 6,5 và một nhánh đi xóm 3,4 cầu tây.đây là hệ thống thủy lợi tưới tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.
1.3. Con người
Dân số tự nhiên toàn xã có 5.631 người ( năm 2009) tỷ lệ tăng dân số là 0.015/ năm, mật độ dân số là 1.002 người/ km2 (năm 2009). Trong đó lao động là 3.080 người, riêng lao động trong nông nghiệp là 2.950 người.
Nhìn chung vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và con người của Tiến Nông có nhiều yếu tố thuận lợi do thiên nhiên ban tặng và do sức lao động của con người xây đắp nên từ bao đời. nhân dân xã tiến Nông sẽ tiếp tục không ngừng phát huy những lợi thế , khắc phục những khó khăn để xây dựng cho mình một cuooch sống tươi đẹp hơn.
Chương II
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ Ý NGHĨA CỦA VƯỜN CÒ
2.1 Lịch sử hình thành Vườn Cò
2.1.1. Nguồn gốc
Theo nguồn ti từ các cụ trong làng kể lại. Cụ Đào Hữu Thiệp, 102 tuổi, người cao tuổi nhất trong làng, kể:
“Khi tôi lớn lên đã thấy có cò, vạc sống tại đây. Trước đó, mọi người cũng không biết được chính xác nơi đây trở thành “nhà” của bầy chim, cò từ khi nào”. Chỉ biết, hàng năm, các loại cò, vạc tập trung nhiều nhất về làng vào khoảng từ tháng 9 dương đến Tết Âm lịch, bởi đây là thời điểm các loài chim biển di cư vào trú đông. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm sau chính là mùa sinh sản của cò...”
Một không gian náo nhiệt bởi các loài chim trời như khẳng định sức bám trụ bền lâu của chúng. Trên nền trời xanh, những đàn cò trắng bay lượn rồi đậu dần xuống những ngọn tre, làm phá vỡ bầu không gian yên tĩnh trước đó. Theo ngươi dân ở đây kể lại: “Nếu muốn chứng kiến cảnh cả cò lẫn vạc nháo nhác, kêu vang cả một vùng trời thì anh chị phải chờ đến lúc trời chập tối lũ cò và vạc không bao giờ ở chung được với nhau. Sáng sớm, đàn cò đi ăn thì đàn vạc bay về ngủ. Khi trời nhá nhem tối, cò về thì vạc lại đi ăn đêm. Từ nhiều đời nay, chúng vẫn thay phiên nhau cư ngụ ở đây như thế. Chỉ lúc giao thời vào chập tối và mờ sáng là chúng gặp nhau, tranh giành lãnh địa, kêu quang quác om sòm”. Hàng trăm con vạc nháo nhác bay lên đen trời. Như đang dở giấc nồng, lũ chim ngủ ngày ấy chao lượn vài vòng rồi lại sà xuống những bụi rậm. Tại vườn chim này, không chỉ có cò, vạc mà đây còn là nơi ở của nhiều loài chim như: vịt trời, le le, cuốc, bìm bịp, bồ câu hoang và đặc biệt đang có 5 cá thể bồ nông sinh sống. Theo người dân địa phương, nơi đây có sự hội tụ của gần hết các loài cò như: cò ruồi, cò trắng, cò bợ, cò hương...

Những phút thưa giản
Như vậy , theo lời kể và những tài liệu hiện có thì vườn Cò đã có khoảng 1.000 năm nay, được hình thành từ những gò cao trên một hồ nước nhỏ và vài bụi tre gai, từ xa xưa các loài cò cứ sống ở đay quanh năm cùng một số loài chim khác đã dến đây sinh sống và làm tổ đẻ trứng, nở con cứ như thế tạo thành một quần thể chim đông đúc trong khu vực.
2.1.2. Hoạt động sống của vườn Cò
Vườn Cò Tiến Nông có diện tích 3,5 ha trong đó có 2 ha mặt nước hồ bao quanh và 1,5 ha đát trồng gần 400 bui tre co từ 3 – 10 m, là trú và làm tổ của các loài chim, theo nghiên cứa gần đây có 6 bộ, 10 họ với 19 loài trong đó có: Bộ Hạc gồm 6 loài chiếm số lượng nscuar vườn cò, trong đó có nhiều nhất là cò trắng, cò ngành nhỏ, cò Bợ…ngoài ra còn có Cuốc chân đỏ, cuốc ngựa trắng…đa số các loài cò ở đây đều thuộc các loài cò định cư có yêu cầu sinh thái phức tạp, hoạt động quanh năm. Tùy từng loài mà vị trí kiếm ăn và thức ăn khác nhau: cò bợ chỉ kiếm ăn quanh bờ ruộng,bờ ao hay những hồ nước cạn. cò trắng thường kiếm ăn ở các ruộng lúa nước, thức ăn là tôm, cá , tép…và các loài ếch nhái nhỏ.
Vào mùa xuân ấm áp tức khoảng tháng 2, 3 âm lịch những loài cò lại kéo nhau về tụ tập sinh sống và làm tổ. để bước vào mùa sinh sản mới, mùa sinh sản của các loài cò thường kéo dài từ 3 – 9 tháng, tháng 3,4 đẻ trứng, tháng 8,9 có cò con.

Buổi chiều khi Cò về tổ
Ở vườn cò xã Tiến Nông tuy nòi giống cò có khác nhau về mỏ , chân nhưng đều có lông màu trắng ngà hoặc trang trí bằng một đám lông đen. Vài sợi lông xám, chân cao, cổ dài gáy có hai lông xéo dài mảnh vểnh lên như mào.
Đàn cò thường kiếm ăn ban ngày khoảng 5 -7 giờ sáng các loài cò bay đi kiếm ăn, đến khoảng 5 – 6 giờ chiều hàng đàn cò trắng lại bay về đây hội tụ , trú ngu sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi, tạo cho khung cảnh nơi đây thật tuyệt đẹp khó quên trong lòng mỗi người khi đến đây.
2.2. Ý nghĩa của vườn Cò
Bãi cò là kho báu trời cho. Đây lạ một tập đoàn chim nước và các loài chim có cuộc sống gần gũi và thích nghi với hệ sinh thái đồng bằng, đặc biệt là hệ sih thái thủy nước. với sự đa dạng của các cá thể tạo nên một hệ sinh thái quý giá cho nhân dân trong vùng và bảo vệ nguồn gen quý quốc gia.
Các loài chim sống trong thiên nhiên ngoài các gia trị về nguồn thực phẩm, nguồn protein có hàm lượn đạm cao, nó còn tô điểm thêm nét sinh động hài hòa vào cái đẹp thiên nhiên. Chẳng thế mà trong các tác phẩm văn học nghệ thuật khi miêu tả về cái đẹp của thiên nhiên , người ta hay dùng hình tượng con cò bay lươn trên bầu trời, những tiếng kêu làm náo nhiệt chốn thôn quê…khi nhìn những cách cò nơi đây ta thấy được vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên đã ban tặng cho bà con thôn xã.

Vườn Cò Xã Tiến Nông
Các loài cò và nhiều loài chim khác ngày đêm miệt mài giúp chúng ta tiêu diệt những côn trùng gây hại cho nông nghiệp. như chung ta đã biết khẩu phần ăn của co hàng ngày co nhiều loài côn trùng gây hại cho lua, ngô, đậu, lạc…như châu chấu,cào cào và các loài sâu gây hại khác. Như vậy việc bảo vệ vườn cò là chúng ta đang bảo vệ một đội quân giúp con người bảo vệ được những thành quả lao động của mình mà không cần dùng đến sự can thiệp của nhiều loài hóa chất độc hại. đây cũng loài động vật giúp cân bằng sinh thái. Vì vậy việc bảo vệ đàn cò là vô cùng cấp thiết hiện nay.
Vườn cò là một thắng cảnh tự nhiên có tiềm năng thu hút khách du lịch cao, cùng với việc găn với những tour du lịch như; Sầm sơn, Bến En…







Chương III
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
3.1. Thực trạng vườn cò hiện nay
Theo thống kê chưa đầy đủ Việt Nam có 850 loài chim, một số sân chim có số lượng lớn nằm ở các tỉnh phía nam. ở phía bắc những sân chim như vườn Cò ở xã Tiến Nông là vô cùng quý hiếm. Sự hiện diện của vườn cò Tiến Nông là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được bảo vệ và xây dựng thành nơi tham quan, học tập cho học sinh và phát triển thành điểm du lịch sinh thái ở Thanh Hóa.
Hiện nay diện tích vườn cò có 3,5 ha. Do đó cần mở rộng thêm diện tích về phía Bắc và phía Đông Bắc 4,5 ha để có một diện tích mở rộng cho vườn cò là 8 ha. Đay là diện tích để thu hút hàng vạn cá thể chim đến sinh sống.
Vào tháng 2 – 7 các loài cò tập trung về đây làm tổ. Có những khi nhiều đến nồi cây không đủ cho cò làm tổ, vì vậy để đảm bảo cho sự phát triển vườn cò cần mở rộng thêm diện tích là việc cần thiêt. Quần thể vườn cò có vai trò quan trọng với lợi ích kinh tế và giá trị lịch sử nhân văn. Trong thời gian gần đây chính quyền địa phương đã thành lập được ban quản lí và bảo vệ và có các giải pháp bảo vệ vườn cò.
Tuy nhiên trong những năm gần đây với nhiều biến động bất lợi Mau Nga bị thu hẹp, nhất là ý thức bảo vệ của người dân chưa tốt là một trong những nguyên nhân làm số lượng cò giảm suốt. nếu không có kế hoạch bảo vệ tốt thì vườn cò ngày nào sẻ trở thành bãi tre không.



3.2. Đánh Giá
Thắng cảnh vườn cò thuộc xã Tiến Nông, huyện Triệu sơn, Thanh Hóa là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp của huyện. Giá trị mà vườn cò mang lại không chỉ là giá trị về mặt vật chất mà chủ yếu về mặt tinh thần khiến cho du khách đến vườn cò sẽ mang lại những cảm giác mới lạ và thú vị mỗi khi đến nơi đây.
Không chỉ có giá trị trong hoạt động du lịch, vườn cò còn là điểm đến rất hấp dẫn cho các nhà khoa học nghiên cứa về động vật nơi đây.
Với những giá trị mà vườn cò mang lại, vườn cò đã được công nhận là những thắng cảnh cấp tỉnh trong cum danh thắng xã Tiến Nông theo quyết định số 171 VHQĐ ngày 10/5/1994
3.3. Những giải pháp.
Vườn cò xã Tiến Nông là món quà ma thiên nhiên ban tặng cho vùng, là tài sản quốc gia “ Bãi vàng trắng” nó đêm lại nhiều lợi ích, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó nó đang bị bỏ lãng quên, thiếu sự quan tâm trách nhiệm của mọi ngườ, vì vậy đẻ vườn cò thực sự trở thành một trong những điểm tham quan hấp dẫn du khách, là nơi học tập, nghiên cứu thì cần phải nhanh chóng có những giải pháp cụ thể và thiết thực.
Đây là một tập đoàn chim sống ở các hệ sinh thái gần nước. vì vậy việc bảo vệ vườn cò phải đi đội với việc bảo vệ nơi cư trú của loài cò. Đồng thời kết hợp trồng thêm nhiều loài cây khác thích hợp cho các loài cò sinh sống.
- Hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng ở những cánh đồng gần nơi các quần thể cò hây đén kiếm ăn.
- Tuyệt đối không được phá tổ chim để lấy trứng hoặc bắt chim con. Song song với đó là hình thức sử phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân có hành động săn bắt.
- Muốn khai thác ở mức độ nào đó phải dựa trên cơ sở nghiên cứa tính toán số lượng và qui định mùa khai thác , xác định cụ thể chủ nhân có quyền khai thác và bảo vệ vườn cò trên cơ sở pháp lí quy định.
- Phải có những biện pháp sử lí phế thải của vườn cò để không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của người dân cũng như khách đến tham quan du lịch.
- Truyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ vườn cò của người dân, lồng ghép vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ vườn cò vào trong bài học của học sinh, đặc biệt là con em địa phương.
- Bảo vệ phải đi đôi với phát triển kinh tế mục đích bảo vệ được sự đa dạng Sinh học cho phat triển kinh tế.
- Bên cạnh đó cần phải có chế độ tiền lương trợ cấp phù hợp đồi với đội ngũ trông giữ và bảo vệ.




III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG VIỆC.
Đợt thực tập diễn ra trong thời gian từ ngày 17 tháng 12 đến ngày 27 tháng 3. tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng bản thân tôi và nhóm thực tập đã làm được một số công việc cụ thể, đem lại kết quả tốt, để lại ấn tượng tốt đẹp nơi chúng tôi đến thực tập.
1. Những ngày đầu về địa điểm thực tập, đến với một môi trường học tập, làm việc mới, với nhiều bỡ ngỡ nhưng được sự tân tình giúp đỡ của anh chị trong phòng đã giúp tôi hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc mới.
2. Về địa điểm thực tập, đây là lần đầu tiên đến thực tập nhưng chunhs tôi đã nhận được sự đón tiếp nhiệt tình của Trưởng phòng và các anh chị làm việc trong phòng Văn hóa thông tin huyện Triệu Sơn. Với sự đón tiếp nhiệt tình đó đã tạo cho nhóm thực tập nói chung và cá nhân tôi nói riêng sự gần gũi trong công việc.
Không những thế trong quá trình thực tập tại Phòng văn hóa Thông tin đã tạo điều kiện tốt nhất có thể. Phòng đã cho nhóm thực tập tham gia, cọ xát cùng với những hoạt động văn hóa quần chúng, về ngững làng có di tích lịch sử nỗi tiếng như: Đình tam lac, Chùa An Tiêm, làng cò…mà phòng văn hóa có dịp tổ chức. qua những lần như vậy đã giúp nhóm thực tập có cái nhìn thực tế hơn để đưa ra được những nội dung, ý kiến sát thực nhất đối với đề tài nghiên cứa cu thể của từng người.
Hơn nữa Phòng văn hóa thông tin huyện Triệu Sơn cũng đã nhiều lần trao đổi, trò chuyện, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích, giá trị về những nội dung có liên quân đến đề tài của từng thành viên. Phòng Văn hóa còn cung cấp, cho mượn nhiề tài liệu quan trọng làm tài liệu tham khảo cho nhóm thực tập làm tốt đề tài của mình.
Với thời gian thực tập không nhiều, điều kiện thực tập cũng gặp nhiều khó khăn nhất định, tuy nhiên đã đạt được kết quả tốt.
Thứ nhất. Qua lần đi thực địa về vùng quê đã tạo ra cho nhóm thực tập có cái nhìn cụ thể, khách quan về những chứng tích lịch sử còn tồn tại. từ đó sẽ giúp cho từng người có thêm những kiến thức, sự hiểu biết cho bản thân.
Thứ hai. Kết quả thực tập, từng thành viên trong nhóm thực tập đã làm một đề tài nghiên cứu với nội dung tìm hiểu những thắng cảnh, vùng đất, những nhân vật lịch sử…và mỗi đề tài đã đạt được một kết quả nhất định. Và có thể nói rằng đó là kết quả làm việc miệt mài, cần mẫn của từng cá nhân trong nhóm thực tập, trong thời gian ngắn tại Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Triệu sơn.
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT
Qua quá trình thực tập, làm đề tài nghiên cứu tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
Rất mong Phòng Văn Hóa thông Tin huyện sẽ tạo điều kiện để chúng tôi được có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các hoạt động của phòng qua những đợt phòng tổ chức những lần đi thực tế về những vùng quê phát động phong trào, phổ biến kiến thức có liên quan đén chuyên ngành để từng thành viên có kiến chức thực tế hơn cũng như sẽ năng động hơn trong công việc.
Để phục vụ bạn đọc thư viện cũng nên mở cửa trong tất cả các ngày trong tuần ( trừ những ngày nghỉ theo quy định) và mở của sớm hơn cho bạn đọc có thời gian tìm hiểu lâu và chất lượng hơn.
Cuối cùng với kết quả làm việc hết sức mình trong thời gian thực tập tại phòng, nhóm thực tập và từng cá nhân rất mong được sự nhận xét, đánh giá công việc một cách khách quan của cán bộ, nhân viên trong Phòng Văn Hóa Thông Tin huyện triệu sơn, để có báo cáo thực tập đạt kết quả tốt.
V. KẾT LUẬN
Một thời gian thực tập tại Phòng Văn Hóa – Thông Tin không nhiều, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của các anh (chị) trong phòng, và sự quan tâm chỉ bảo đã giúp tôi nói riêng và nhóm thực tập nói chung có một cái nhìn khái quát về công việc mà anh chị đang làm, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác.
Được phân công nghiên cứa và tìm hiểu về du lịch Triệu Sơn một cách khái quát, từ đó đưa ra những nhận định đánh giá về những mặt mạnh và hạn chế về du lịch trong thời gian qua của huyện, chúng tôi đã có những chuyến thực tế về các vùng quê, đi tham quan những di tích lịch sử, văn hóa, du lịch trong huyện, chuyến đi thực tế đã giúp cho mỗi cá nhân trong nhóm có nhận định tốt hơn về công tác quản lí, khai thác tiềm năng văn hóa, du lịch của địa phương trong thời gian trước đó, và chọn cho mình một đề tài thích hợp. Đề tài: Nâng cao giá trị văn hóa – du lịch và nhận thức của người dân trong việc bảo vệ làng cò” của xã Tiến Nông tôi đã chọn, với nỗ lực tìm hiểu thực tế và đưa ra những nhận xét mong đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác tôn tạo, bảo vệ và phát triển thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, và trở thành điểm tham quan học tập cho các nhà khoa học, học sinh, sinh viên trong và ngoài nước, đặc biệt góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài sản thiên nhiên quý báu của mình mà Ông trời ban tặng cho vùng đất và con người nơi đây.















TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản kí di tích và danh thắng Thanh Hóa 2004, Thanh hóa di tích và danh thắng, tập 3,NXB Thanh Hóa.
2. Địa chí Thanh Hóa (2000), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Địa chí Nông Cống (1998), NXB Kgoa học xã hội, Hà Nội.
4. Hà Tấn Phát, Phan Huy Lê (1990), Lịch sử Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa.
5. Lịch sử địa phương Thanh Hóa, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.
6. Sở Văn Hóa, Thông Tin Thanh Hóa (2001), Thanh Hóa di tích thắng cảnh, NXB Thanh Hóa.










• NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thanh hóa. Ngày….Tháng….Năm 2011
(Kí tên và đóng dấu)




• ĐÁNH GIÁ KẾT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thanh hóa. Ngày….Tháng….Năm 2011