Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

phố cổ hội An

Phố cổ Hội An hay Hoài Phố - là một khu vực phố cổ trong thành phố Hội An, được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999
1. Chùa cầu
Địa chỉ: Tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa Cầu (còn gọi là Cầu Nhật Bản, hay Lai Viễn Kiều)được xây dựng từ năm 1693 đến năm 1696, là công trình kiến trúc độc đáo do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16. Sau nhiều lần trùng tu, các yếu tố kiến trúc Nhật Bản đã dần mất đi, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt Nam và Trung Quốc.

Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc polymer 20.000đ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam[sửa] Nhà cổ Tấn Ký
Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Mt góc phố cổLà một trong những ngôi nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất của Hội An. Trải qua hơn 200 năm, ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với sự kết hợp hài hòa của ba nền văn hóa Nhật, Trung, Việt. Ngôi nhà nổi tiếng với đôi liễn bách điểu (có khắc bài thơ mà mỗi nét chữ là một con chim đang dang rộng cánh bay) và chén Khổng Tử.

2. Nhà cổ Quân Thắng
Địa chỉ: 77 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.

3. Nhà cổ Phùng Hưng
Địa chỉ: 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không chạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.

Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993.

4. Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc KiếnĐịa chỉ: 46 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài ... hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) ... tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.

5. Hội quán Triều Châu

Hội quán Triều ChâuĐịa chỉ: 157 Nguyễn Duy Hiệu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng năm 1845, hội quán thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện một vị thần chế ngự sóng gió giúp cho việc buôn bán trên biển được thuận lợi. Hội quán có kết cấu kiến trúc đặc biệt với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

6. Hội quán Quảng Đông
Địa chỉ: 17 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Hội quán được Hoa kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.

Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.

7. Chùa Ông

Chùa ÔngĐịa chỉ: 24 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.

8. Quan âm Phật tự Minh Hương
Địa chỉ: 7 Nguyễn Huệ, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến

9. Nhà thờ tộc Trần
Địa chỉ: 21 Lê Lợi, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m², có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở ... Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.

Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.

10. Nhà thờ tộc Trương
Địa chỉ: 69/1 Phan Chu Trinh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Lễ hội
11. Đêm rằm Phố Cổ

Đêm rằm phố cổ-một sản phẩm du lịch đặc trưng của phố cổPhố cổ Hội An hàng tháng vào ngày 1 và ngày 15 thường tổ chức đêm rằm phố cổ, tất cả các ngôi nhà trong phố cổ đều thắp đèn lồng, cấm xe máy và tổ chức các hoạt động du lịch phong phú. Vào những ngày này, tất cả các đoạn đường đều cấm xe máy và hình thành nên phố đi bộ. Hiện nay, đêm rằm Phố Cổ được tổ chức định kỳ vào cuối tuần.

12. Bài chòi

Hát bài chòiBài chòi là hoạt động diễn ra vào đêm rằm phố cổ rất thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài. Đây là một trò chơi dân gian còn bảo tồn khá tốt tại Quảng Nam.

13. Ẩm thực Phố Cổ
Cao lầu
Cao lầu ở Hội AnCơm gà Hội An
Mỳ Quảng
Bánh bao bánh vạc Hội An hay có tên gọi khác là bánh hoa hồng
Bánh ít lá gai
Bánh đậu xanh nướng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét